Trong các bản tin dự báo bão, cơ quan khí tượng thủy văn thường nhắc đến “bão gây gió cấp 14, 15, giật cấp 16”. Vậy các cấp gió này được tính như thế nào và có nguy hiểm ra sao? Các cơ quan khí tượng thường dùng thang cấp gió Beaufort. Ban đầu, thang gió Beaufort có từ cấp 0 đến cấp 12, ngày nay mở rộng đến cấp 30.
Cấp bão là gì?
Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ đại dương thường xảy ra ở vùng nhiệt đới.
Cấp độ bão được chia theo tốc độ gió, nhưng sức tàn phá của bão đến từ nước, vì thế rất khó dự đoán chính xác thiệt hại do bão gây ra.
Khi gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió nằm trong mức 63-117km/giờ được gọi là bão nhiệt đới với tên gọi riêng.
Các cấp độ của cơn bão
- Cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3: Đây là cấp gió của thời tiết tốt, có tốc độ gió từ 0-19km/h và độ cao của sóng từ 0 – 0,6m. Mặt biển phẳng lặng, sóng lăn tăn. Cấp độ này lặng gió hoặc gió nhẹ.
- Cấp 4, cấp 5: Đây là cấp gió có lốc xoáy thấp, tốc độ gió từ 19 – 38 km/h và độ cao của sóng từ 0,6 – 2m. Ở cấp gió này biển dậy sóng, sóng sài khoảng 1m. Các cành cây nhỏ chuyển động.
- Cấp 6, cấp 7: Ở cấp gió này hình thành nên các ấp thấp nhiệt đới, có mức gió giao động từ 38-61km/h và mức sóng từ 2-4m. Biển động, nổi cồn trắng có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Ở đất liền cây to chuyển động, kho di chuyển khi đi ngược gió.
- Cấp 8, cấp 9: Ở cấp gió này được hình thành nên bão có vận tốc gió từ 61-68km/h và độ cao sóng từ 4-7m. Các ngọn sóng cuộn lại, biển động mạnh, còn ở đất liền thì cây to nghiêng ngả, nhà không kiên cố có nguy cơ tốc mái.
- Cấp 10, cấp 11: Mức này được gọi là bão mạnh có tốc gió từ 88-117km/h và độ cao sóng từ 7-11.5m. Biển động mạnh dữ dội làm đắm tàu thuyền, đổ bộ vào đất liền làm đổ nhà cửa, cây cối. Mưa to gây sạt lỡ và lũ quét. Ở cấp bão này đã nguy hiểm, các công trình có thể hư hỏng nặng và cần phải thi công xây dựng lại.
- Cấp 12 đến cấp 17: Bão rất mạnh, có tốc gió từ 117-220km/h và độ cao của sóng biển từ 11.5 đến 14m. Ở mức gió này có sóng biển cực mạnh có thể làm đắm tàu thuyền có trọng tải lớn. Gây vỡ đê, cây cổ thụ bật gốc và nhà đổ xập nặng nề.
- Cấp 18 đến cấp 22: Ở cấp độ này hình nên siêu bão, có tốc gió từ 220-330km/h. Gây sóng thần trên 40m, phá hủy các tòa nhà vài chục tầng có thể ném quăng bay cả các chiếc ô tô.
- Từ cấp 23-30: Siêu bão hủy diệt có vận tốc gió trên 330km/h. Mức độ này rất đặc biệt nguy hiểm nghiêm trọng.
Siêu bão là gì?
Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:
- Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh;
- Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 đến cấp 17 gọi là bão rất mạnh;
- Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 18 trở lên gọi là siêu bão.
Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.