Công tác đào cáp ngầm

Hướng dẫn 10 bước quy trình thi công đèn đường chiếu sáng đô thị

Quy trình thi công đèn đường là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn 10 bước quy trình thi công đèn đường chiếu sáng đô thị phổ biến tại Việt Nam, bao gồm từ chuẩn bị, thi công lắp đặt đến nghiệm thu.

Hướng dẫn 10 bước Quy trình thi công đèn đường:

Bước 1: Công tác vận chuyển

  • Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, vật tư chiếu sáng và các thiết bị liên quan đến công trường.
  • Quá trình vận chuyển cần đảm bảo không làm hỏng, bẹp các thiết bị như cột đèn và tránh làm xước, đứt dây cáp điện.

Bước 2: Đi dây cáp và đào hố móng

  • Đào rãnh cáp sâu 0,7m và đặt cáp trong ống nhựa xoắn chôn trực tiếp dưới đất. Sau khi hoàn tất, cần lấp lại rãnh để đảm bảo an toàn và cho phép thi công đường.
  • Đào hố móng chân trụ phụ thuộc vào chiều cao cột và điều kiện đất đai, với độ sâu khác nhau cho các loại cột. Cột đèn thông dụng từ 6m đến 10m thường dùng khung móng M20, M24, với độ sâu móng phổ biến từ 0,5m đến 0,5mm.
  • Tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng cáp, chuẩn bị vật liệu như ống HDPE, cáp ngầm, băng bao cáp, bê tông để đảm bảo thi công không xảy ra sai sót.

Công tác đào cáp ngầm bước 01 trong 10 bước quy trình thi công đèn đường

Bước 3: Đặt cọc tiếp địa

  • Đào rãnh tiếp địa đạt độ sâu theo thiết kế, dây tiếp địa cần được nắn thẳng trước khi rải.
  • Đóng cọc tiếp địa trực tiếp xuống đất, sau đó dùng máy hàn để hàn dây tiếp địa vào đầu cọc.
  • Lấp đất rãnh tiếp địa cần đảm bảo đất không lẫn đá, sỏi hay tạp chất. Tiến hành lấp từng lớp dày 15-20 cm, tưới nước và đầm kỹ.
  • Đảm bảo trị số điện trở tiếp địa đạt yêu cầu, khi không đạt yêu cầu, nhà thầu cần thông báo với cơ quan thiết kế và chủ đầu tư để bổ sung cọc tiếp địa đến khi đạt trị số điện trở.

Bước 4: Công tác bê tông

  • Phối liệu bê tông gồm cát, đá dăm, xi măng tiêu chuẩn và nước, phải đạt yêu cầu chất lượng.
  • Đổ bê tông định hình khung móng sau khi đã bố trí khung móng và cao độ, cần lắp song song với cọc tiếp địa.
  • Chờ ít nhất 72 giờ để bê tông cứng trước khi lắp đặt các thiết bị khác lên trên.

Công tác đóng cọc tiếp địa và bê tông móng cột

Bước 5: Lắp dựng cột đèn chiếu sáng

Cần kiểm tra lại chính xác thông số kỹ thuật trên cột đèn xem đúng theo tiêu chuẩn bản vẽ chưa. Sau đó, thực hiện vận chuyển thiết bị đến từng vị trí đã có khung móng chờ để tiến hành lắp đặt cột chiếu sáng ngoài trời.

  • Sau khi đổ bê tông hố móng cột 72h (3 ngày) theo như bản vẽ thiết kế. Đơn vị thi công có thể tiến hành lắp dựng cột thép.
  • Tiến hành dựng cột bằng cẩu trục bánh lốp ADK hoặc các cẩu tự hành có tải trọng cẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
  • Vận chuyển tập trung cột bằng xe Sơmi rơmooc từ kho sản xuất chứa vật tư đến bãi để vật tư đã qui định.
  • Khi các vị trí móng trên tuyến đổ bê tông đủ tuổi 72h (3 ngày) sẽ dùng cẩu ADK bánh lốp, xe Sơmirơmoóc cẩu chở cột từ bãi tập kết ra các vị trí dựng theo đúng tiến độ, cột đèn cao áp này được để trên xe và sẽ lần lượt được đưa tới từng vị trí móng cột.
  • Xe cẩu phải kiểm tra lại dây cáp cẩu, móc cẩu và cáp cẩu vào cột phải chắc chắn, an toàn mới ra lệnh cho công nhân vận hành cẩu nhấc cột lên khỏi mặt đất.
  • Khi thi công chỉ huy trưởng phải luôn luôn có mặt tại công trường, chỉ huy công nhân thi công đúng theo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mọi cá nhân đang thi công phải tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trình.
  • Quá trình dựng cột được ôtô cẩu bánh lốp phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tiến hành thi công. Quá trình cẩu cột phải đảm bảo không để ảnh hưởng đến ôtô qua lại trên tuyến.
  • Sau khi căn chỉnh từng bulông tại các vị trí móng cột bằng Nivô nước thật thăng bằng thì cột được nâng bằng xe cẩu theo phương thẳng đứng và điều khiển đặt vào hệ thống bulon móng cột bằng tay, khi cột được định vị chắc chắn trong đế cột, tiến hành kiểm tra độ thẳng cột bằng quả dọi, điều chỉnh độ thẳng đứng cột bằng hệ thống các vít trên thân đế cột sau khi cột đạt độ thẳng đứng thì dừng lại và bắt chặt các bulon vào khung móng.
  • Trong thi công dựng cột cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác an toàn. Cụ thể như sau:
    • Công nhân dựng cột bắt buộc phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và được đào tạo kỹ về quy trình kỹ thuật số thợ chính phải có trình độ bậc 3 bậc 4. Các thợ phụ cũng phải được huấn luyện để nắm được quy trình.
    • Công tác chuẩn bị dựng cột phải được chuẩn bị kỹ: Các mối buộc, các mối nối, các chốt và các thiết bị dựng phải được kiểm tra thật kỹ, đặc biệt là cáp kéo nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được sử dụng. Phải thống nhất các tín hiệu chỉ huy với toàn bộ tổ dựng cột, các bộ phận phải đứng đúng vị trí và thao tác đồng bộ, đúng trình tự và tín hiệu chỉ huy đã thống nhất.
    • Tránh các va chạm, các thao tác giật cục, đặc biệt là không gây va chạm mạnh vào móng cột (vì có thể gây vỡ bê tông móng). Thao tác trong dựng cột phải tuần tự và nhịp nhàng.
    • Trong quá trình dựng cột cần dựng biển báo công trường đang thi công và các công nhân đang thi công dựng cột phải đứng ngoài bán kính, chiều dài của cột khi cột được nhấc khỏi mặt đất, chỉ chỉnh cột khi có lệnh của người chỉ huy.

Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt đèn đường tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hướng dẫn lắp dựng cột thép đèn đường

Bước 6: Thi công cần đèn và đèn chiếu sáng

Sau khi dựng cột xong ta có thể dùng cẩu tự hành để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, Lưu ý kiểm tra đèn đúng tiêu chuẩn thì mới lắp.

  • Cần đèn chiếu sáng sau khi được nghiệm thu đạt yêu cầu sẽ được tiến hành lắp đặt. Cần đèn sau khi lắp lên trên cột phải đảm bảo thẳng đứng, đúng hướng như trong thiết kế, không được nghiêng ngả, các bulông, ốc vít phải được bắt chặt vào thân cột.

Để lắp đặt các phụ kiện đó cần phải có các dụng cụ để kéo lên vị trí lắp: dây thừng ni lông, pu ly nhôm …

  • Sau khi cần đã được lắp đặt vào các vị trí như trong hồ sơ thiết kế và các choá đèn chiếu sáng đã được chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu chất lượng đủ tiêu chuẩn đưa vào lắp đặt sẽ tiến hành lắp các bộ đèn LED đường đủ điều kiện đưa vào lắp đặt lên trên cột đèn và các loại cần đèn. Trình tự công việc cụ thể như sau:
    • Đèn chiếu sáng đã được lắp bóng đèn theo đúng công suất thiết kế sẽ được đấu dây đèn 2×1.5 vào đèn chiếu sáng và được cố định vào đèn bằng chi tiết kẹp giữ có sẵn trong đèn.
    • Dùng dây mồi luồn dây lên đèn từ đầu cần đèn qua lỗ luồn dây lên đèn ở trên cần để đấu vào cáp cấp nguồn.

Bước lắp đèn chiếu sáng trong thi công đèn đường

Chú ý: Tính toán phần chiếu sáng.

Ta chọn chiều cao treo đèn là H=6m-11m ( bao gồm cần đèn), bố trí một dãy, hình chiếu đèn cách mép đường a=0,7m. Ta sử dụng đèn Natri cao áp

Với đặc tính của đường như đã cho, theo tiêu chuẩn EIC chỉ số R = 14.

Tỷ số kl/H =3.

Độ rọi trung bình cần thiết theo

biểu thức: Etb=R.Ltc,= 14×2 = 28 lx;

Độ chói tiêu chuẩn Ltc=2.

Khoảng cách trung bình giữa các đèn:

l=k(l/h).H= 3×9 = 27m;

– Xác định hệ số suy giảm quang thông:

Hệ số suy giảm do già hóa của đèn Natri cao áp kgh=0,95 và hệ số suy giảm do bụi bẩn ứng với đèn chụp hở ở khu vực ít bụi là kbb=0,9.

Như vậy hệ số suy giảm quang thông: ksg = kgh.kbb = 0,95×0,9 = 0,855;

– Xác định hệ số lợi dụng quang thông:

theo biểu đồ ứng với giá trị 1,14 ta tìm được kld.t= 0,52; theo biểu đồ ứng với giá trị 0,077 ta tìm được kld.t= 0,062;

Như vậy hệ số lợi dụng quang thông tổng sẽ là:

kld = kld.t+kld.s = 0,52 + 0,062 = 0,582;

Quang thông cần thiết của đèn xác định theo biểu thức:

Trong số các loại đèn Natri cao áp ta chọn loại có Fc = 13000 lm, công suất Pđ = 100W

Khoảng cách tính toán giữa các đèn được xác định theo biểu thức:

Số lượng đèn của 1 km chiều dài:

Biểu đồ xác định hệ số lợi dụng quang thông kld=f()

Lưu ý: Lắp đặt hệ thống cột đèn cần đầy đủ các điều kiện trên để không bị xảy ra sự cố.

Bước 7: Lắp đặt tủ điện

  • Kiểm tra tủ điện trước khi lắp đặt vào vị trí. Đảm bảo đấu nối tủ điện theo đúng sơ đồ nguyên lý, phân lộ và phân pha theo thiết kế.
  • Kiểm tra kỹ các vị trí đấu nối tránh tình trạng tiếp xúc điện kém và chạm chập.

Bước 8: Đấu nối và kiểm tra toàn tuyến

  • Lắp bảng điện vào bên trong thân cột và đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
  • Đấu nối cáp được thực hiện bởi công nhân có trình độ cao. Các điểm đấu nối phải được kiểm tra thông mạch và cách điện bằng Megomet.
  • Hệ thống tiếp địa được thí nghiệm bởi chuyên gia an toàn điện.
  • Sau khi hoàn thiện đấu nối, đóng điện và kiểm tra độ rọi bằng Luxmeter. Phối hợp với điện lực địa phương để xin phép cấp nguồn điện, đảm bảo hệ thống điện an toàn trước khi đấu nối.

Bước 9: Hoàn trả mặt bằng

  • Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng, phải hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng ban đầu và tuân thủ quy phạm ngành giao thông.
  • Rãnh tiếp địa, móng cột và móng tủ được đào trên vỉa hè cần được hoàn trả đúng quy định.

Bước 10: Hoàn thiện công trình

  • Công trình thi công theo hình thức cuốn chiếu, từng tuyến phố và trạm phải được đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Nghiệm thu khối lượng và kỹ thuật ngay sau khi hoàn thành từng tuyến phố và từng trạm.
  • Đóng điện không tải để kiểm tra tủ điện, sau đó đóng điện từng pha và kiểm tra hiện tượng chạm chập. Tiến hành đo điện áp nguồn và dòng điện khi có tải.
  • Kiểm tra và điều chỉnh tâm đèn chiếu sáng dưới mặt đất theo yêu cầu kỹ thuật, thực hiện thử nghiệm và xông điện để đo đạc thông số chiếu sáng.
  • Hoàn tất thủ tục nghiệm thu với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, và đăng ký với điện lực địa phương để bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Quá trình thi công hệ thống đèn chiếu sáng đô thị đòi hỏi sự chính xác và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn.

Bạn cần hỗ trợ?